Võ cổ truyền lấy nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh, tương khắc để giải thích tác dụng tấn công, phòng thủ, phản đòn, biến thế của các chiêu thức quyền. Tức lấy lý luận tương sinh để nói lên dịch sinh biến hóa nối nhau của chiêu thức quyền, lấy tương khắc để nói lên chiêu thức quyền chế ước lẫn nhau.
Lý luận của Hình ý quyền cho rằng: Tinh thần của quyền thuật nằm ở chỗ liên tục và thông suốt Ngũ Hành pháp, là căn cứ vào lý sinh khắc của Ngũ Hành, còn liên hoàn dựa vào tính liên quán nhất khí của Ngũ Hành.
Tương ứng giữa Ngũ Hành và Ngũ Quyền là:
Thủy ứng với Toàn quyền. Mộc ứng với Băng quyền,. Hỏa ứng với Pháo quyền. Thổ ứng với Hoành quyền. Kim ứng với Phách quyền.
Phách quyền có thể khắc Băng quyền. Băng quyền có thể khắc Hoành quyền. Hoành Quyền có thể khắc Toàn quyền. Toàn Quyền có thể khắc Pháo quyền. Pháo Quyền có thể khắc Phách quyền.
Ngũ Hành là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Đây là năm nguyên tố cơ bản nhất trong thế giới vật chất, vạn vật. Trong vũ trụ đều có thể tìm được thuộc tính Ngũ Hành của mình. Tương sinh, tương khắc tạo lên sự vận động thế giới. Trên mỗi sự vật khác nhau trong Ngũ Hành đều có biểu hiện không giống nhau.
Vị trí: Đông, Nam, Trung, Tây, Bắc;
Khí hậu: Mát, Nóng, Khô, Ẩm, Lạnh;
Ngũ sắc: Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen;
Ngũ thanh: Giốc, Chủy, Cung, Thương, Vũ;
Ngũ vị: Chua, Đắng, Ngọt, Cay, Mặn;
Ngũ tạng: Can, Tâm, Tì, Phế, Thận;
Ngũ tình: Hỷ, Lạc, Dục, Nộ, Suy;
Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ...
Các bài võ cổ truyền thường theo hình dạng, phương vị, màu sắc ứng với Ngũ Hành mà thiết lập. Có nhiều thế võ hoặc bài quyền mang tên Âm Dương, Ngũ Hành như Âm Dương song quyền, Âm Dương song thủ, Âm Dương pháp chưởng, Âm Dương pháp quyền… Ngũ Hành quyền, Ngũ Môn hội thảo, Ngũ Long thám hải, Ngũ Hổ cứ sơn…Trong bài Ngũ Long Kiếm Pháp có 5 con rồng với tên gọi: Hắc Long, Thanh Long, Xích Long, Huỳnh (Hoàng) Long, Bạch Long. Bài Ngũ Hổ Cứ Sơn tả về 5 con hổ là Hắc Hổ, Thanh Hổ, Xích Hổ, Hoàng Hổ, Bạch Hổ. Màu sắc và phương vị trấn giữ của Ngũ Hổ cũng theo Ngũ Hành mà sắp đặt.
1. Hắc Hổ tướng quân màu đen, trấn nhậm ở phương Bắc, thuộc Thủy.
2. Thanh Hổ tướng quân màu xanh, trấn nhậm ở Phương Đông thuộc Mộc.
3. Xích Hổ tướng quân màu đỏ, trấn nhậm ở phương Nam, thuộc Hỏa.
4. Hoàng Hổ tướng quân màu vàng, trấn nhậm ở Trung Ương tứ quý, thuộc Thổ.
5. Bạch Hổ tướng quân màu trắng, trấn nhậm ở phương Tây, thuộc Kim.
Ngũ Hành tương sinh.
Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Mộc sinh Hỏa, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thuỷ sinh Mộc. Đem Ngũ Hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của Ngũ Hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Quan hệ tương sinh của Ngũ Hành là gỗ (Mộc) đốt cháy thành lửa (Hỏa), lửa thiêu mọi vật thành than tro biến ra đất (Thổ), đất sinh ra các thể kim loại (Kim), kim loại bị đốt cháy thành thể lỏng là nước (Thủy), nước là thành phần không thể thiếu để sinh ra gỗ (Mộc)…
Ngũ Hành tương sinh lẽ thiên nhiên. Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh Mộc: màu xanh). Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh Hoả: màu đỏ). Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hỏa sinh Thổ: màu vàng). Lòng đất tạo nên kim loại trắng (Thổ sinh Kim: màu trắng). Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh Thuỷ: màu đen).
Ngũ Hành tương khắc.
Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thuỷ khắc Hỏa, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Quan hệ tương khắc của Ngũ Hành là do rễ cây cỏ ăn màu trong đất (Mộc khắc Thổ), vì đất thấm và ngăn chặn dòng nước (Thổ khắc Thủy), nước thì làm tắt lửa (Thủy khắc Hỏa), lửa nóng làm chảy và biến dạng kim lọai (Hỏa khắc Kim), dùng dụng cụ kim loại để cưa chặt gỗ (Kim khắc Mộc)…
Ngũ Hành tương khắc lẽ xưa nay. Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (Mộc khắc Thổ: tụ thắng tán). Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: thực thắng hư). Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc Hoả: chúng thắng quả). Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc Kim: tinh thắng kiên). Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc Mộc: cương thắng nhu).
Ngũ Hành chế hoá.
Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.
Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc. Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả. Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ. Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim. Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ.
Sinh, khắc, chế hóa của Ngũ Hành là cách tính hệ quả tương tác giữa một hành với một hành, tùy theo quan hệ giũa chúng với nhau theo một thứ tự nào đó trong thứ tự chung của năm hành. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.
Học thuyết Ngũ Hành diễn giải hai nguyên lý cơ bản là Sinh và Khắc, hay còn gọi là Tương Sinh - Tương Khắc trong mối tương tác của vạn vật. Võ cổ truyền tương quan với nhiều môn học, như khoa học tự nhiên, khoa học vật lý, Y học cổ truyền, khoa học thể chất, khoa học quân sự…đặc biệt là triết học Đông Phương. Triết lý trong triết học Đông Phương là khoa học ứng dụng, đem những nguyên lý Âm Dương biến hóa sinh thành, những định luật Ngũ Hành sinh khắc, chế hóa ứng dụng vào đời sống con người trong nhiều lãnh vực, trong đó có Võ cổ truyền.
Ghi chú: Võ học sâu như Đông hải. Âm dương - Ngũ hành là học thuyết uyên thâm không dám lạm bàn. Khái niệm này được tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu chỉ mang tính tìm hiểu, tham khảo. (Trương Văn Bảo)
Lý luận của Hình ý quyền cho rằng: Tinh thần của quyền thuật nằm ở chỗ liên tục và thông suốt Ngũ Hành pháp, là căn cứ vào lý sinh khắc của Ngũ Hành, còn liên hoàn dựa vào tính liên quán nhất khí của Ngũ Hành.
Tương ứng giữa Ngũ Hành và Ngũ Quyền là:
Thủy ứng với Toàn quyền. Mộc ứng với Băng quyền,. Hỏa ứng với Pháo quyền. Thổ ứng với Hoành quyền. Kim ứng với Phách quyền.
Phách quyền có thể khắc Băng quyền. Băng quyền có thể khắc Hoành quyền. Hoành Quyền có thể khắc Toàn quyền. Toàn Quyền có thể khắc Pháo quyền. Pháo Quyền có thể khắc Phách quyền.
Ngũ Hành là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Đây là năm nguyên tố cơ bản nhất trong thế giới vật chất, vạn vật. Trong vũ trụ đều có thể tìm được thuộc tính Ngũ Hành của mình. Tương sinh, tương khắc tạo lên sự vận động thế giới. Trên mỗi sự vật khác nhau trong Ngũ Hành đều có biểu hiện không giống nhau.
Vị trí: Đông, Nam, Trung, Tây, Bắc;
Khí hậu: Mát, Nóng, Khô, Ẩm, Lạnh;
Ngũ sắc: Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen;
Ngũ thanh: Giốc, Chủy, Cung, Thương, Vũ;
Ngũ vị: Chua, Đắng, Ngọt, Cay, Mặn;
Ngũ tạng: Can, Tâm, Tì, Phế, Thận;
Ngũ tình: Hỷ, Lạc, Dục, Nộ, Suy;
Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ...
Các bài võ cổ truyền thường theo hình dạng, phương vị, màu sắc ứng với Ngũ Hành mà thiết lập. Có nhiều thế võ hoặc bài quyền mang tên Âm Dương, Ngũ Hành như Âm Dương song quyền, Âm Dương song thủ, Âm Dương pháp chưởng, Âm Dương pháp quyền… Ngũ Hành quyền, Ngũ Môn hội thảo, Ngũ Long thám hải, Ngũ Hổ cứ sơn…Trong bài Ngũ Long Kiếm Pháp có 5 con rồng với tên gọi: Hắc Long, Thanh Long, Xích Long, Huỳnh (Hoàng) Long, Bạch Long. Bài Ngũ Hổ Cứ Sơn tả về 5 con hổ là Hắc Hổ, Thanh Hổ, Xích Hổ, Hoàng Hổ, Bạch Hổ. Màu sắc và phương vị trấn giữ của Ngũ Hổ cũng theo Ngũ Hành mà sắp đặt.
1. Hắc Hổ tướng quân màu đen, trấn nhậm ở phương Bắc, thuộc Thủy.
2. Thanh Hổ tướng quân màu xanh, trấn nhậm ở Phương Đông thuộc Mộc.
3. Xích Hổ tướng quân màu đỏ, trấn nhậm ở phương Nam, thuộc Hỏa.
4. Hoàng Hổ tướng quân màu vàng, trấn nhậm ở Trung Ương tứ quý, thuộc Thổ.
5. Bạch Hổ tướng quân màu trắng, trấn nhậm ở phương Tây, thuộc Kim.
Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Mộc sinh Hỏa, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thuỷ sinh Mộc. Đem Ngũ Hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của Ngũ Hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Quan hệ tương sinh của Ngũ Hành là gỗ (Mộc) đốt cháy thành lửa (Hỏa), lửa thiêu mọi vật thành than tro biến ra đất (Thổ), đất sinh ra các thể kim loại (Kim), kim loại bị đốt cháy thành thể lỏng là nước (Thủy), nước là thành phần không thể thiếu để sinh ra gỗ (Mộc)…
Ngũ Hành tương sinh lẽ thiên nhiên. Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh Mộc: màu xanh). Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh Hoả: màu đỏ). Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hỏa sinh Thổ: màu vàng). Lòng đất tạo nên kim loại trắng (Thổ sinh Kim: màu trắng). Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh Thuỷ: màu đen).
Ngũ Hành tương khắc.
Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thuỷ khắc Hỏa, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Quan hệ tương khắc của Ngũ Hành là do rễ cây cỏ ăn màu trong đất (Mộc khắc Thổ), vì đất thấm và ngăn chặn dòng nước (Thổ khắc Thủy), nước thì làm tắt lửa (Thủy khắc Hỏa), lửa nóng làm chảy và biến dạng kim lọai (Hỏa khắc Kim), dùng dụng cụ kim loại để cưa chặt gỗ (Kim khắc Mộc)…
Ngũ Hành tương khắc lẽ xưa nay. Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (Mộc khắc Thổ: tụ thắng tán). Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: thực thắng hư). Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc Hoả: chúng thắng quả). Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc Kim: tinh thắng kiên). Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc Mộc: cương thắng nhu).
Ngũ Hành chế hoá.
Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.
Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc. Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả. Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ. Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim. Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ.
Sinh, khắc, chế hóa của Ngũ Hành là cách tính hệ quả tương tác giữa một hành với một hành, tùy theo quan hệ giũa chúng với nhau theo một thứ tự nào đó trong thứ tự chung của năm hành. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.
Học thuyết Ngũ Hành diễn giải hai nguyên lý cơ bản là Sinh và Khắc, hay còn gọi là Tương Sinh - Tương Khắc trong mối tương tác của vạn vật. Võ cổ truyền tương quan với nhiều môn học, như khoa học tự nhiên, khoa học vật lý, Y học cổ truyền, khoa học thể chất, khoa học quân sự…đặc biệt là triết học Đông Phương. Triết lý trong triết học Đông Phương là khoa học ứng dụng, đem những nguyên lý Âm Dương biến hóa sinh thành, những định luật Ngũ Hành sinh khắc, chế hóa ứng dụng vào đời sống con người trong nhiều lãnh vực, trong đó có Võ cổ truyền.
Ghi chú: Võ học sâu như Đông hải. Âm dương - Ngũ hành là học thuyết uyên thâm không dám lạm bàn. Khái niệm này được tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu chỉ mang tính tìm hiểu, tham khảo. (Trương Văn Bảo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét