CHIÊU SINH KHÓA 1
ĐIỂM TẬP: NHÀ THIẾU NHI Q.10
Nhằn nâng cao sức khỏe cho các bạn trẻ - thanh niên Tp.HCM, Môn Phái "Tinh Võ Đạo" thông báo chiêu sinh khóa 1, tại điểm tập Nhà thiếu nhi Q.10. Khai giảng ngày 01/12/2011, bắt đầu nhận võ sinh từ nay cho đến ngày khai giảng. Các bạn trẻ yêu thích võ thuật đăng ký tại Email vietnam.traditionalart@gmail.com Võ sư Hồ Nhất Phi
Võ sư Hồ Nhất Phi - Cấp 18/18 Quốc Gia

Thư viện võ thuật

  •  Võ thuật cổ truyền khởi nguồn từ nhu cầu cuộc sống và tự vệ chiến đấu để sinh tồn. Tiền nhân của chúng ta từ xa xưa đã biết cách tay đánh, chân đá, ngáng vật, tóm bắt đến những cách ném đá, phóng lao, đánh gậy, bắn cung, nỏ, sử dụng đao, kiếm… để chống chọi với thú dữ và kẻ thù nhằm bảo vệ cuộc sống, bộ tộc và lãnh thổ của mình.

            Võ thuật cổ truyền được lưu truyền trong dân gian theo dòng lịch sử, được sàng lọc, tái tạo, tô bồi để làm nên một bản sắc văn hóa riêng giữa vùng trời trác tuyệt. Đó là tinh thần thượng võ.

            Trong quân sự xưa, Võ thuật cổ truyền Việt Nam có vị trí quan trọng, vì đó là phương tiện chiến đấu hữu hiệu với các kỹ thuật, chiến thuật, trận đồ tác chiến. Các nghĩa quân sử dụng nhiều loại hình binh khí phong phú với các thế đánh cận chiến để sinh tồn, dụng mưu lược để mưu sinh, thoát hiểm, để bảo vệ quê hương tổ quốc. Qua thời gian, Võ thuật cổ truyền hình thành nên môn phái và hệ thống bài bản cùng các giá trị nghệ thuật khác lưu truyền cho hậu thế đến hôm nay.

    * Võ thuật cổ truyền Việt Nam thể hiện một số đặc điểm:

    - Mang tính chiến đấu võ trận, sử dụng trong trận mạc chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên hoang dã.

    - Thích hợp với nhiều loại địa hình, khả năng cận chiến trong phạm vi hẹp rất cao.

    - Thực dụng, linh hoạt, dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường.

    - Có Thập bát ban võ nghệ với nhiều loại hình binh khí ngắn, dài khác nhau, có binh khí đặc dị sử dụng riêng của từng môn phái.

    - Các bài quyền đều có tên thế, có lời thiệu bằng thơ hay bằng phú.

    ---------------------
            Tìm lại vốn quý của Võ thuật cổ truyền Việt Nam không phải là công việc một sớm, một chiều, không phải chỉ của một người hay riêng võ giới, mà là của nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu võ học, khoa học, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là y học cổ truyền và triết học Đông Phương… Để đạt được mục đích ấy, Võ thuật cổ truyền Việt Nam rất cần đến sự hỗ trợ cả hai mặt tinh thần lẫn vật chất của các cơ quan, ban, ngành hữu quan, vì qua nghiên cứu thực tế cho thấy rằng Võ thuật cổ truyền Việt Nam là văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
     
    Võ sư Trương Văn Bảo
  • Tiên ông quyền Bài tổ tiên ông, đả diện tiền Kỳ lân hạ bộ, lập trung thiên Hoành khai lưỡng túc, liên tam đảPhục địa long thành, thượng nghịch biênTương tùy ...
    Được đăng 19:08 12-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bạch hạc thương Võ sư: Nguyễn Ngọc Thiều Người thị phạm : Nguyễn Thanh Bình    I/ Xuất xứ bài quyền:            Nguyễn Ngọc Thiều ...
    Được đăng 06:25 08-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Kim ngưu quyền KỸ THUẬT KIM NGƯU QUYỀN Kim Ngưu có nghĩa là Trâu Vàng. Bài Kim Ngưu quyền do võ phái Bích Quang, tỉnh Khánh Hòa giới thiệu, được Hội nghị chuyên ...
    Được đăng 22:59 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 10 - Độc lư thương - Tên gọi: Độc Lư Thương.- Nguồn gốc: Tây Sơn Võ Đạo – Bình Định. Theo lời kể của các Lão võ sư, Võ sư, Huấn luyện viên ở vùng Tây Sơn ...
    Được đăng 22:58 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 9 - Xung thiên siêu - Tên gọi: Siêu Xung Thiên. - Nguồn gốc: Tên nguyên thuỷ của bài là Siêu Tứ Môn vì bài này đánh ra bốn cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Sau khi được ...
    Được đăng 22:57 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 8 - Lão mai quyền - Tên gọi: Lão Mai Quyền. - Nguồn gốc: Trước khi trở thành bài quy định của LĐVTCT Việt Nam, bài Lão Mai Quyền được thầy Mười Bòi (còn gọi là Mười ...
    Được đăng 22:56 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 7 - Bát quái côn - Tên gọi: Bát Quái Côn.- Nguồn gốc: Võ Cổ Truyền Việt Nam. Tuy Hoà - Phú Yên. Người giới thiệu và thị phạm bài Bát Quái Côn ghi băng hình lần ...
    Được đăng 22:55 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 6 - Huỳnh long độc kiếm - Tên gọi: Huỳnh Long Độc Kiếm. - Nguồn gốc: Thuộc bộ Ngũ Long Kiếm pháp của Sa Môn Võ Đạo. Theo tư liệu của môn phái cho biết vào thời Chu ...
    Được đăng 22:53 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 5 - Ngọc trản quyền - Tên gọi: Ngọc Trản Quyền. - Nguồn gốc: Võ Cổ Truyền Việt Nam do Võ đường Vân Long, Môn phái Sa Môn Võ Đạo - Đà Lạt - Lâm Đồng giới thiệu.Theo ...
    Được đăng 22:52 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 4 - Thái sơn côn - Tên gọi : Thái Sơn Côn- Nguồn gốc : Võ Cổ Truyền Bình Định. Thái Sơn Côn có tên gọi trước đây là Roi Thái Sơn hoặc Thái Sơn Thảo Pháp, là ...
    Được đăng 22:51 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 3 - Hùng kê quyền Huấn luyện viên Hồ Phi LongTrưởng ban chuyên môn đào tạo - Tiên Long Quyền Đạo     I. TÊN GỌI- Hùng Kê Quyền là một bài quyền pháp khá nổi tiếng ...
    Được đăng 22:46 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 2 - Tứ linh đao - Tên gọi: Tứ Linh Đao- Nguồn gốc: Tây Sơn Nhạn - Kim Kê TP. HCM. Võ phái Tây Sơn Nhạn - Kim Kê do cố Lão võ sư Đặng Vân Anh (1917 ...
    Được đăng 22:45 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long
  • Bài 1 - Lão hổ thượng sơn quyền - Tên gọi : Lão Hổ Thượng Sơn.- Nguồn gốc : Lam Sơn Võ Đạo TP. HCM. Lam Sơn Võ Đạo do cố Lão võ sư Quách Văn Kế (1897 - 1976) sáng lập ...
    Được đăng 22:43 07-08-2011 bởi Hồ Phi Long